Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Bán hàng đa cấp là tốt hay xấu?

Mô hình kinh doanh đa cấp

Bạn đã từng tham gia vào một công ty bán hàng đa cấp chưa? Có thể bạn chưa hoặc đã và đang tham gia . Nhưng không sao đây cũng là cơ hội cho nhiều người hiểu về mô hình bán hàng này.

Tôi không phải là dân kinh doanh chính gốc nhưng tôi đã có cơ hội tiếp nhiều với những người bán hàng đa cấp như Amway, Noni, FNC, Vision, Herbalife...

Có thể nói những công ty này có những điểm chung về phong cách làm việc và đào tạo đội nhóm bán hàng rất tốt, những người tôi tiếp xúc cho tôi rất nhiều kiến thức về sản phẩm mà công ty họ cung cấp. Họ giới thiệu về sản phẩm và hiểu về nó như chính họ sản xuất ra vậy.

Về mặt cá nhận tôi đã tham dự nhiều cuộc hội thảo về bán hàng đa cấp nhưng tôi chưa từng tham gia vào một công ty đa cấp nào vì:
- Thứ nhất, khả năng bán hàng trước công chúng của tôi rất yếu.
- Thứ hai tôi thực sự không tin tưởng lắm vào một số sản phẩm có vẻ nói hơi quá sự thật.
- Thứ ba tôi không có nhiều thời gian để đi xây dựng hệ thống kinh doanh mạng.

Đứng về mặt khách quan tôi tìm hiểu thì các công ty bán hàng đa cấp có những đặc điểm sau:

1. Không phải sản phẩm nào cũng được áp dụng mô hình kinh doanh mạng. Vì các sản phẩm kinh doanh mạng phải có tính độc quyền, vòng đời sản phẩm ngắn, giá cả ít biến động.
2. Hệ thống phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không qua một người phân phối trung gian nào, và người tiêu dùng cũng có thể trở thành nhà phân phối.
3. Và những người bán hàng hầu như phải tự bỏ chi phí về phòng họp, thẻ, chi phí đi lại, sách báo, băng đĩa, hội thảo để tự xây dựng hệ thống kinh doanh tuyến dưới của mình.
4. Sản phẩm mặc dù được quảng cáo đến tận tay người tiêu dùng nhưng vẫn bị dội giá lên quá cao, và có vẻ như không phù hợp với thu nhập của người việt nam hiện tại.
5. Kinh doanh trong hệ thống mạng có tính kế thừa. Ví dụ như khi bạn rút ra khỏi hệ thống kinh doanh mạng thì bạn vẫn có thể nhượng hệ thống inh doanh đó lại cho con bạn, cháu bạn để nó tiếp tục phát triển.
6. Về mặt thương hiệu, mô hình nhân lên thấy rõ trong thời gian ngắn với cấp số nhân.
7. Tạo ra cơ hội kinh doanh cho tất cả mọi người, giúp cho một số người khởi nghiệp với số vốn ít.
8. Tạo ra nguồn thu nhập thụ động dẫn đến Tự Do Tài Chính.
9. Đào tạo con người một cách khá toàn diện từ kỹ năng bán hàng, đến kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng trong gia đình.

Điển hình như Amway tuy là một công ty lớn đa quốc gia, sản phẩm cũng được nhiều người ưa chuộng nhất là kem đánh răng, bột giặt, mỹ phẩm...

Mô hình phân cấp của Amway cũng khá là bài bản, nó chia cấp độ như Emeral, Platium, Diamond... khi bạn xây dựng được một hệ thống tuyến dưới bán hàng hiệu quả và đạt doanh thu theo từng thời kì.

Amway cũng đã khéo léo xây dựng niềm tin của khách hàng bằng cách tổ chức rất nhiều buổi hội thảo chuyên đề về sức khỏe và cũng mời rất nhiều chuyên gia về từng lĩnh vực để tham gia vào cá buổi tọa đàm của mình.

Nhìn chung vê mặt tổ chức và cách kinh doanh thì Mô hình kinh doanh đa cấp là một mô hình đỉnh cao của bán hàng. Song chính tự bản thân nó cũng sẽ phát sinh một số vấn đề.


Một số công ty đem những sản phẩm không thực sự tốt và thổi phồng giá trị lên quá cao để đem vào mô hình mạng làm mất lòng tin của người tiêu dùng. Đa số các sản phẩm bán hàng ở Việt Nam là thực phẩm chức năng, nên giá trị của sản phẩm không thể đo lường được. Vision đã từng bán 1 lọ thuốc chức năng gần 500 ngàn đồng và tuyên bố có thể đào thải các loại độc tố, không biết hiệu quả như thế nào? Nhưng nếu có loại thuốc đó thì chắc bệnh viện đóng cửa hết.


Một số khác lợi dụng vào việc tuyển người vô tội vạ nhằm thu phí thành viên, sau đó bỏ mặc cho nhân viên của mình tự bơi với các sản phẩm mà họ không hiểu gì hết. Tại thị trường Việt Nam đã từng xảy ra vụ Công ty Thế giới mới lừa đảo chiếm đoạt hơn 6 tỷ đồng của gần 200 người tham gia mạng lưới. Bằng thủ đoạn yêu cầu người muốn tham gia vào mạng lưới phải đặt cọc từ 1,8-3,6 triệu đồng hoặc mua đủ 3 sản phẩm với giá 120 USD, họ đã để các “chuyên gia Trung Quốc” “ôm” trọn 6 tỷ đồng của những người nhẹ dạ rồi bỏ trốn.


Vô tình người tiêu dùng mất ra một khoảng tiền lớn mà chẳng được gì, người ta qui cho mô hình mạng là tham gia vào cái trò "tiền mất tật mang", chính vì thế khi bạn search trên mạng thì cụm từ "kinh doanh mạng là lừa đảo", "sự thật về kinh doanh mạng","công ty XYZ kinh doanh lừa đảo",...

Khi tham gia hình thức này, mỗi người sẽ phải nộp một khoản lệ phí và mua một số sản phẩm nhất định, và được chia theo các cấp độ. Các công ty bán hàng đa cấp thường tổ chức những buổi tọa đàm để vẽ ra một viễn cảnh trong tương lai về sự thành công của bạn như: Được đi du lịch thế giới, có mức thu nhập hàng trăm triệu/tháng, quản lý hệ thống hơn 50 người ... Thực chất, những người tham gia bán hàng đa cấp đang bán uy tín của bản thân cho công ty đó.

Sau những lời hứa hẹn có cánh đó, nếu lỡ như công ty đóng cửa thì ai là người sẽ trả những chi phí thiệt hại mà họ đã dày công gầy dựng đó. Nó sẽ dẫn tới sự đỗ vỡ của phản ứng dây chuyền.

Theo giải thích của các công ty bán hàng đa cấp thì mô hình kinh doanh này tiết kiệm chi phí marketing và branding nên giá sản phẩm rẻ hơn các loại sản phẩm có cùng chất lượng. Vậy sao giá trị thương hiệu của họ không cao như các hãng khác, nếu tiết kiệm như vậy sao các hãng nổi tiếng không sử dụng mô hình kinh doanh này?

Theo tôi thấy mô hình đa cấp vẫn có những vấn đề làm nhiều người hoài nghi, nhưng chính mô hình kinh doanh đa cấp sẽ giúp cho bạn định hướng rất nhiều trong tương lai trong đó có cả kế hoạch Tự do tài chính cho chính mình.

Bạn cũng có thể tham gia một kênh tạo ra nguồn thu nhập thụ động khác, vô cùng hiệu quả, đó chính là Internet Marketing. Hãy truy cập vào website của chúng tôi để có thêm thông tin chi tiết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết liên quan